Có lẽ bạn đã nghe nhiều đến tắm khoáng nóng hoặc tắm bùn khoáng. Đây là dịch vụ thường được kết hợp với những khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng có nguồn khoáng nóng tự nhiên như món quà của tự nhiên ban tặng. Mùa hè cũng là khoảng thời gian con người phải chống chọi với cái nắng, nóng khắc nghiệt của vùng nhiệt đới. Mọi người thường hay lựa chọn các khu du lịch nghỉ dưỡng để trải nghiệm các dịch vụ tắm khoáng nóng, tắm bùn khoáng để thư giãn sau những ngày công việc căng thẳng.
Tắm bùn khoáng là gì? Nguồn gốc của bùn khoáng
Từ những kết quả nghiên cứu của các quốc gia trên thế giới cho thấy: Bùn được hình thành từ các vật chất và yếu tố tự nhiên.
Bùn khoáng là loại bùn thiên nhiên được hình thành do những biến đổi của địa chất. Bùn có nguồn gốc từ thực vật như cây, cỏ, hoa bị chôn hoặc từ đất đai tạo nên.
Bùn khoáng gồm các chất hữu cơ, vô cơ, các chất có chứa cacbon và dễ hút nước. Nó có tác dụng chữa một số bệnh như viêm khớp mạn tính, lao hạch, mất ngủ, đau thần kinh tọa, giảm stress, bệnh vảy nến…
Hiện ở nước ta có nhiều khu du lịch kết hợp với dịch vụ tắm bùn khoáng như Nha Trang, Bình Thuận…
Xem thêm: Tour Nha Trang – Phan Thiết – Mũi Né
Tác dụng của tắm bùn khoáng là gì?
Tắm bùn, tắm khoáng vừa có tác dụng hạ nhiệt, làm mát cho cơ thể, vừa giúp chữa bệnh trong những ngày hè nóng bức.Tuy nhiên không phải ai cũng biết việc tắm bùn, khoáng có lợi thế nào? Cách tắm ra sao?
Liệu pháp tắm bùn khoáng còn điều chỉnh rối loạn nội tiết, giúp da đẹp, mịn màng, tươi trẻ và săn chắc.
Tác dụng chữa bệnh của bùn có được nhờ tính chất lý học, hóa học của bùn. Trong đó có tính giữ nhiệt, giữ nước, độ dẻo, quánh, phân tán… Tính chất hóa học của bùn phụ thuộc vào từng loại bùn nhưng hầu hết đều có chứa cacbonat, sunphat, phốt phát, sắt hoặc lưu huỳnh… là những chất có liên quan tới nguồn nước.
Nước khoáng có tác dụng chống viêm, chống rối loạn chức năng do lão hóa; Tăng tái tạo tế bào cơ, xương, thần kinh; Phục hồi chức năng đối với các bệnh nội, ngoại, phụ khoa, các bệnh xương khớp, đau thần kinh tọa, các bệnh tai mũi họng như viêm mũi, viêm họng, các bệnh tiêu hóa như viêm đại tràng, táo bón, các bệnh lý về da…
Với tính chất trên, việc ngâm tắm bùn khoáng, nước khoáng có tác dụng tốt đối với tuyến nội tiết, giúp cân bằng hoạt động của hệ thần kinh giao cảm, các bệnh mãn tính hệ vận động, bệnh da liễu, bệnh thuộc hệ thần kinh ngoại biên, chữa một số bệnh như viêm khớp mạn tính, lao hạch, mất ngủ, đau thần kinh tọa, giảm stress, bệnh vảy nến…
Tuy nhiên, các bạn lưu ý, tắm bùn khoáng không phải là “thần dược”, chữa được bách bệnh. Khi mắc các bệnh trên, nên dùng thuốc và điều trị theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, ngoài ra có thể kết hợp với tắm bùn khoáng để bệnh thuyên giảm.
Lịch sử tắm bùn khoáng, tắm khoáng nóng
Theo các tài liệu khoa học, từ thời Hy Lạp cổ đại, con người đã biết sử dụng bùn khoáng, nước khoáng để ngâm tắm nhằm thư giãn, phục hồi sức khỏe.
Từ năm 1820, phương pháp này được hoàn chỉnh và ngày càng được sử dụng rộng rãi ở châu Âu, nhất là các nước Đức, Pháp, Nga….
Cách tắm bùn khoáng
Tăm bùn khoáng rất tốt cho sức khỏe nhưng phải tắm đúng cách. Tắm được chia thành nhiều giai đoạn, chủ yếu gồm những công đoạn chính sau đây:
Làm sạch cơ thể bằng nước khoáng nóng.
Sau đó là công đoạn chính: tắm bùn, thoa bùn lên mặt, lên tóc và dội khắp thân thể.
Sau 15 phút ngâm bùn là phơi nắng, để da có thời gian hấp thụ những khoáng chất trong bùn.
Phơi nắng xong, cần tắm cho sạch bùn, sau đó ngâm người trong hồ chứa nước khoáng nóng, hồ bơi, thác nước.
Những lưu ý khi tắm bùn khoáng
Sau khi tắm bùn để chữa trị những bệnh lý hay thư giãn sau những ngày làm việc mệt nhọc không nên tắm lại bằng nước lạnh, và nhất là tắm lại bằng xà phòng (vì khi tắm lại bằng xà phòng sẽ làm trôi đi lớp khoáng chất của bùn còn lại trên da làm giảm bớt tính hiệu quả của bùn).
Đối với những người suy tim cấp, khi ngâm tắm toàn thân có thể gây nên các phản ứng như mệt mỏi, căng thẳng, mất ngủ, choáng váng.
Cần chú ý nhiệt độ, thời gian tắm của mỗi người khác nhau tùy theo sức khỏe. Sau mỗi lần tắm ngâm toàn thân phải lau khô người và nằm nghỉ 10-20 phút.
Sự giống và khác nhau giữa tắm bùn khoáng và tắm khoáng nóng
Tắm bùn khoáng và tắm khoáng nóng đều là các phương pháp hữu cơ giúp tăng cường sức khỏe con người thông qua các liệu pháp trị liệu đơn giản. Cùng tìm hiểu sự giống và khác nhau của bùn khoáng và nước khoáng nóng bạn nhé!
Sự giống nhau của tắm bùn khoáng và tắm khoáng nóng
Cả bùn khoáng và khoáng nóng đều gây kích thích mạnh trên da: do các muối và chất có trong nước khoáng, nhất là các chất: NaCl, CO2, H2O… Dưới tác dụng kích thích này, lượng acetylcholin và histamin phóng ra lớn hơn, do đó tác dụng tại chỗ và toàn thân mạnh hơn.
Tǎng khả nǎng nhạy cảm của da. Trong khi đó tắm nước thường ở cùng nhiệt độ như nước khoáng lại làm giảm độ nhạy cảm của da.Tǎng trao đổi ion giữa nước và da. Nhờ sự trao đổi này, tǎng tác dụng chuyên hóa của cơ thể.Sau khi tắm nước khoáng, một phần muối của chúng còn lại trên da (lớp áo muối).
Phần lớn các muối này hút nước, hấp thụ nước làm cho tuần hoàn ở da mạnh lên và tạo điều kiện cho da bài tiết một số độc tố.
Do vậy bùn khoáng, nước khoáng thường được áp dụng trong điều trị, phục hồi chức nǎng một số bệnh xương khớp mạn tính, thoái hóa khớp, đặc biệt khớp gối; một số bệnh da như chàm mạn tính, vảy nến, hội chứng thần kinh ngoại biên, viêm phần phụ mạn tính, bệnh chuyển hóa…
Sự khác nhau của tắm bùn khoáng và tắm khoáng nóng
Tắm bùn khoáng
Bùn khoáng được hình thành do biến đổi của địa chất, có nguồn gốc từ thực vật, hoặc đất đai, sinh ra do biến đổi sinh học của các chất hữu cơ, vô cơ. Bùn thường được khai thác ở mỏ, ở suối, ở biển hoặc cửa sông. Bùn khoáng sử dụng trong điều trị được chia ra làm 2 nhóm chính:
– Nhóm sinh ra từ quá trình trầm tích (cặn lắng chữa bệnh) từ những chất hữu cơ, vô cơ hay do sự phát triển của những vi thể có các chất: estrogen, progesteron, carbonat, sulfat… Thường là những chất có liên quan đến nguồn nước. Đây là nhóm thường gặp và được sử dụng nhiều nhất.
– Nhóm sinh ra từ quá trình tan rã của đá (đất chữa bệnh). Nhóm này gồm chủ yếu là các nguyên tố vô cơ có nguồn gốc khoáng chất.
Tính chất lý, hóa của bùn là do các thành phần cấu tạo nên bùn như các muối, ion, acid… và làm nên khả nǎng chữa bệnh của bùn. Chẳng hạn, tỷ trọng của bùn lớn do bùn được tạo thành từ các chất khoáng, được sinh ra từ các hồ nước mặn. Do tỷ trọng của bùn cao, nên da được chèn ép. Độ khuếch tán, độ dẻo của bùn phụ thuộc vào các hạt do chất khoáng tạo thành. Độ khuếch tán càng lớn thì độ dẻo dính càng nhiều và bùn càng bám chặt vào da, chui vào các lỗ lồi lõm không đều, các rãnh của da và làm tǎng tác dụng trên da. Các loại bùn nói chung đều có tính chất giữ nhiệt trong thời gian dài hơn so với lượng nước có cùng nhiệt độ. Bùn còn có khả nǎng giữ nước, nhất là các loại bùng có chất hữu cơ từ nguồn gốc thực vật. Liệu pháp bùn khoáng được chỉ định để điều trị một số bệnh viêm khớp dạng thấp, đặc biệt bộ máy vận động, bệnh của hệ thần kinh ngoại biên, tình trạng viêm mạn tính hệ sinh dục và một số bệnh ngoài da (vẩy nến…).
Tắm khoáng nóng
– Nước khoáng là một loại nước tự nhiên, có hàm lượng chất rắn trên 1g/lít, nhiệt độ thường trên 200C, có tác dụng chữa bệnh, nâng cao sức khỏe. Một số nguồn nước khoáng được dùng để uống, điều hòa chức nǎng cơ quan nội tạng.
– Do nguồn nước khoáng có tỷ trọng lớn, tạo nên sự hạ thấp trọng lượng của cơ thể trong nước, tạo thuận lợi cho việc thực hiện các cử động hạn chế do tổn thương gây nên. Chính vì vậy, người ta sử dụng liệu pháp nước khoáng để điều trị bệnh thấp khớp mạn, thoái hóa khớp, một số bệnh thần kinh ngoại biên, các di chứng của liệt.
Thành phần của nước khoáng là các cation và anion như: Na+, K+, Fe++, Mg++, NH4-, Cl-, SO4- -, CHO3-, …, có tác dụng kích thích tính thẩm thấu qua da. Sự kích thích ở mức độ vừa phải và kéo dài này làm tǎng cường các chức nǎng ở da. Khi tắm nước khoáng, tạo nên sự trao đổi lớn giữa da và nước khoáng. Liệu pháp nước khoáng là liệu pháp tác dụng toàn thân, tác dụng lên toàn bộ cơ thể.
Những địa điểm tắm bùn khoáng và khoáng nóng nổi tiếng tại Việt Nam
1. Suối khoáng nóng Bản Mòng, Sơn La
2. Suối khoáng nóng Mỹ Lâm, Tuyên Quang
3. Suối khoáng nóng Quang Hanh, Quảng Ninh
4. Suối nước khoáng Tiên Lãng, Hải Phòng
5. Suối nước nóng Kênh Gà, Ninh Bình
7. Suối nước nóng Hội Vân, Bình Định
8. Suối khoáng nóng Bang, Quảng Bình
9. Suối nước nóng Tây Viên, Quảng Nam
10. Suối khoáng nóng Thần Tài, Đà Nẵng
11. Suối khoáng nóng Bình Châu, Bà Rịa – Vũng Tàu